Như chúng ta đều biết, stain màu cho gỗ có thể được thực hiện phổ biến bằng ba cách là lau, quét (chổi, rulo, miếng pad…), và phun bằng súng phun áp suất. Mỗi phương thức thi công có những ưu nhược điểm khác nhau, có những lưu ý riêng, nhưng tựu chung lại thì không thực sự quá phức tạp nếu chúng ta tìm hiểu kỹ hơn các bước thực hiện.
Khác biệt giữa lau gỗ và phun stain tạo màu cho gỗ
Nói về sự khác nhau của những phương pháp này, có thể chia ra thành 5 nhân tố chính: ứng dụng, tốc độ, độ tiêu hao, màng sơn màu và tác nhân ảnh hưởng tới thao tác thi công như nhiệt độ môi trường, thời tiết, các bước…
Về ứng dụng, việc lên màu cho gỗ như lau stain vẫn là lựa chọn phổ biến nhất cho giới DIYer vì sự đơn giản, bạn không phải sắm máy phun sơn, trong khi với một khăn vải sạch là bạn có thể hoàn thiện một dự án nhanh gọn.
Thêm nữa, một số chi tiết gỗ nhỏ, việc lau sẽ dễ kiểm soát hơn là phun hay quét cọ. Sản phẩm lên màu bằng phương pháp lau thường mang tính vintage cổ điển, đây cũng là một lựa cho hiệu ứng được đưa ra.
Video thi công phun stain sơn hệ nước Lotus
Video thi công lau stain sơn hệ nước Lotus
Ngược lại, phương pháp phun thì đòi hỏi bạn phải đầu tư máy phun áp suất và các dụng cụ liên quan như đầu phun…Thường sẽ thích hợp cho các xưởng sản xuất và người kinh nghiệm trong ngành (thực ra thì không quá phức tạp nếu sử dụng sơn Lotus). Vì phương pháp này thi công nhanh hơn và có thể tùy chỉnh cường độ màu màng sơn stain, cũng như tạo ra nhiều màu và hiệu ứng hơn.
Ở khía cạnh tốc độ thì phương pháp phun chắc chắn là nhanh nhất rồi. Đặc biệt là đối với việc hoàn thiện trên một diện tích gỗ lớn. Sự khác biệt này chính là ở kỳ vọng về tính thẩm mỹ và màu sắc.
Những điểm lưu ý
Nếu phương pháp lau thì việc thi công ở một mảng gỗ lên thường đòi hỏi phải tỉ mỉ hơn (để tránh các hiện tượng bị sậm đen khi các stain chồng lên nhau, cũng như làm sao cho đều màu nhau) và thời gian đợi khô giữa các lớp (thường lâu hơn). Ngược lại, việc điều chỉnh cường độ màu trong stain khi phun cũng như độ dày màng sơn stain khi phun ra có thể dễ dàng tạo một lớp màu đồng đều hơn và nhanh hơn.
Việc lau stain được biết đến là hao nguyên liệu bởi thao tác loại bỏ lớp sơn stain không thấm vào gỗ và một phần stain cũng bị thấm vào trong vải lau. Còn phương pháp phun thì cũng có một lượng hao phí nhất định do sơn khi phun không vào hết bề mặt gỗ. Trong trường hợp này, quét cọ là cách thi công ít hao hụt nguyên liệu nhất.
Tính thẩm mỹ của màng sơn màu stain là yếu tố được quan tâm nhất khi lựa chọn phương pháp nào. Đầu tiên sự khác biệt đến từ cơ chế lên màu của các phương pháp. Nếu stain màu bằng lau, thì việc lên màu được tạo thành do màu thấm vào trong gỗ, với các tim gỗ thương màu sẽ sâu và nổi hơn trong khi các khu vực khác thì nhạt hơn.
Tựu chung là do độ xốp của vị trí gỗ, vị trí nào xốp hơn thì màu sậm hơn, lên nhanh hơn, ngược lại những vị trí kia thì màu sẽ nhạt hơn. Cũng vì cơ chế này, nên phương pháp lau stain thường chỉ lên màu ở một mức độ nào đó (vì bề mặt bảo hòa không thấm thêm màu được nữa) và màu thường không đều trên gỗ (do thấm hút không đều nhau). Phương pháp phun thì hoàn toàn ngược lại, màu tạo nên bởi màng sơn hình thành do phun.
Do đó nếu phun dày, phun nhiều lớp thì có thể tạo được nhiều hiệu ứng và mức độ màu như ý. Ngoài ra, nếu nắm rõ việc điều chỉnh màu với chất làm loãng cũng như độ dày màng sơn, người thi công có thể tạo được một màu stain cực kỳ đồng đều, loại bỏ việc đậm nhạt, thấm hút không đều như phương pháp lau.
Cuối cùng là liên quan đến các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng việc thi công. Phương pháp lau hầu như không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố bên ngoài. Còn thi công phun thì phải lưu ý nhiều vấn đề như độ dày màng sơn, thời gian khô, nhiệt độ ngoài trời. Ví dụ, thời tiết quá nóng, màng sơn khi phun không quá mỏng vì sơn chưa tạo màng căng đẹp đã bị khô. Hoặc khi độ ẩm cao, thời tiết lạnh, phun màng quá dày dẫn đến lâu khô…
Lựa chọn sản phẩm phù hợp
Như vậy, có thể nói tùy vào điều kiện và yêu cầu mà chúng ta sẽ lựa chọn một phương pháp thi công thích hợp khi lên màu cho gỗ. Việc lựa chọn này sẽ dễ dàng và tiện lợi hơn với sản phẩm sơn tạo màu gỗ Lotus Wood Stain gốc nước của công ty Bích Trang.
Sản phẩm sơn tạo màu gỗ Lotus Wood Stain hệ nước đều có thể được sử dụng cho tất cả các cách thức thi công được đề cập ở trên. Tất cả, dù phương thức thi công nào đi nữa, thì sản phẩm tạo ra cũng có độ thẩm mỹ và độ bền tuyệt vời.
Bên cạnh đó việc thi công dễ dàng và an toàn sức khỏe cũng là yếu tố được nhiều khách hàng quan tâm. Bộ sưu tập với hơn 20 màu pha sẵn, giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc chọn màu. và tham khảo quy trình stain màu cho gỗ.