Quy trình sơn bệt hoàn chỉnh cho gỗ công nghiệp MDF, HDF, PVC,… có lẽ đang là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là đối với dòng sơn gỗ hệ nước. Thật vậy, hiện nay gỗ công nghiệp MDF, HDF rất thông dung trong các ứng dụng nội thất gia đình như bàn, giưỡng ngủ, tủ quần áo…, văn phòng, quảng cáo. Có hai hình thức áp dụng thông thường nhất là làm cốt cho lớp phủ MFC, PVC… và làm lớp cốt hoàn thiện bên ngoài bằng sơn bệt (phủ).
Đối với ứng dụng phủ lớp MFC hay PVC bên ngoài, công ty Bích Trang có sản phẩm keo phun hệ nước Acrylic Bond 224 với công nghệ tiên tiến không dung môi, độ bám dính và độ bên tuyệt vời. Tuy nhiên ở bài viết này, chúng tôi tập trung chủ yếu vào việc chia sẻ quy trình sơn bệt bằng bộ sản phẩm sơn gỗ Lotus.
Quy trình sơn gỗ công nghiệp
Nhìn chung, quy trình sơn bệt trên gỗ công nghiệp cũng bao gồm bốn bước: xử lý bề mặt nền, sơn lót, hoàn thiện (màu sơn bệt) và phủ bóng. Tương tự như bài viết hướng dẫn xử lý và hoàn thiện màu sơn bệt mà chúng tôi đã đề cập trước đây. Ngoài ra, ở nội dung chia sẽ này chúng tôi sẽ đề cập kỹ hơn ở phần xử lý bề mặt nền trước khi sơn hoàn thiện màu trong quy trình sơn bệt cho gỗ MDF và HDF.
Bước 1: xử lý bề mặt nền
- Không cần thiết phải bả bột mastic lên bề mặt vì phần lớn các loại gỗ công nghiệp MDF và HDF đã có bề mặt tưởng đối phẳng rồi. Thậm chí chúng tôi cũng từng thử phương án đánh nhám mịn P1000 lên bề mặt và tiến hành trực tiếp sơn hoàn thiện bệt (bỏ qua công đoạn sơn lót) và kết quả thu được thật sự ấn tượng tương tự như quy trình cơ bản đã được đề cập.
- Lưu ý sử dụng giấy nhám 400 để xả nhẹ bề mặt. Nếu sử dụng 240 hoặc thậm chí 320 và nhỡ tay chà nhám mạnh, sẽ dễ làm bề mặt bị cày xới, dẫn tới tốn công sức để bả mastic làm phẳng.
Bước 2: sơn lót Lotus Sanding Sealer màu (trắng hoặc xám)
- Đây là công đoạn cực kỳ quan trọng đối với quy trình sơn bệt trước khi tiến hành sơn phủ hoàn thiện. Bề mặt sơn hoàn thiện có bám dính tốt hay không, có căng mịn và bóng hay không đều phụ thuộc vào công đoạn này. Thậm chí còn ảnh hưởng đến độ cứng và khả năng kháng nước, hóa chất của thành phẩm. Có thể liệt kê tầm quan trọng và chức năng của sơn lót Lotus như sau:
- Thấm vào bề mặt gỗ, tạo chân bám và một bề mặt đồng nhất
- Lấp tim gỗ nhỏ, che bớt khiếm khuyết
- Chà nhám dễ dàng, giúp tạo bề mặt gỗ siêu phẳng và mịn, từ đó hỗ trợ lớp phủ hoàn thiện màu bệt có độ thẩm mỹ và chất lượng tốt nhất.
- Độ phủ cao để hỗ trợ tính phủ khi hoàn thiện sơn màu (màu bệt)
- Lựa chọn màu sơn lót Lotus Sanding Sealer: Tùy theo màu hoàn thiện mà lựa chọn màu sơn lót hợp lý, từ đó sẽ giúp quá trình lên màu hiệu quả hơn (nhanh hơn và đều hơn). Đối với các màu hoàn thiện sáng, thì sơn lót nên là màu trắng, trong khi nếu màu hoàn thiện là các màu tone tối thì nên chọn sơn lót màu xám.
- Sử dụng cọ, chổi quét hoặc súng phun thi công từ 1 đến 2 lớp. Số lớp thi công có thể nhiều hơn hoặc ít hơn tùy vào thực tế thi công. Độ dày mỗi lớp không quá dày để hạn chế lượng nước trong sơn lót thấm nhiều vào trong bề mặt gỗ công nghiệp, có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoàn thiện.
- Phải đợi khô hoàn toàn ở mỗi lớp trước khi thi công lớp tiếp theo. Thời gian khô của mỗi lớp tầm 30-60 phút (thời gian khô phụ thuộc nhiều vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm không khí và cách thi công ). Sử dụng giấy nhám 400, chà nhám thử nhẹ bằng tay, nếu bề mặt dễ chà, bột tạo ra nhiều và không bị bết thì tiến hành chà mịn hoàn toàn (chà dọc theo chiều của vân gỗ). Lưu ý chà nhẹ tay, chà mạnh có thể dẫn đến mòn lớp sơn lót, thậm chí xuống sâu vào cốt gỗ.
- Một số vấn đề hay gặp khi thi công sơn lót không đúng cách:
- Bề mặt gỗ bị mềm (hiện tượng thấm nhiều nước), thường là do thi công lớp lót qua dày. Để tránh trường hợp này, độ dày mỗi lớp phun là tương đối, và đợi khô hoàn toàn mới tiếp tục cho lớp sau.
- Bề mặt sơn hoàn thiện khô không đồng đều, có hiện tương lồi lõm khi màng sơn đã khô (không căng đều). Nguyên nhân là do lớp sơn lót quá mỏng, không đủ lấp đều chân gỗ và tạo được bề mặt đồng nhất.
- Sơn hoàn thiện không mịn, trường hợp này có thể do dùng nhám thô hoặc quá trình chà mạnh tay, làm cho bề mặt sơn lót xước lớn, dẫn đến sơn hoàn thiện không được mịn.
Bước 3: lên màu bệt (màu phủ) bằng sơn gỗ Lotus Wood Paint
- Sử dụng cọ, chổi quét hoặc súng phun thi công từ 2-3 lớp sơn màu Lotus Wood Paint
- Đối với phương pháp phun sơn: màng sơn khi phun ra không nên quá mỏng, mà phải đủ dày để sơn có thể tự dàn phẳng ra, như vậy mới tạo được màng sơn màu đều mà mịn.
- Thời gian khô của mỗi lớp tầm 2-3h.
- Tiến hành xả nhám tơi mịn nhẹ nhàng ở lớp đầu tiên để loại bỏ các sợi gỗ trồi lên nếu có. Tránh dùng nhám thô cũng như xả mạnh tay. Ở lớp màu cuối, không cần thiết phải chà nhám nữa.
- Thời gian đợi khô hoàn toàn trước khi tiến hành bước sơn tiếp là 12h trong trường hợp cần thêm lớp phủ bảo vệ và trang trí.
Đối với quy trình sơn bệt, sản phẩm sơn màu cho gỗ Lotus Wood Paint là sản phẩm hoàn thiện gỗ với nhiều màu sắc lựa chọn, sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về mặt kỹ thuật cũng như độ thẩm mỹ để như lớp hoàn thiện cuối cùng. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu của dự án/sản phẩm, mà có thể tiến hành lựa chọn phủ bóng/mờ thêm bằng các sản phẩm topcoat của Lotus như Acrylic Lacquer hoặc Lotus PUD.
Bước 4: hoàn thiện lớp phủ topcoat
- Sử dụng cọ, chổi quét hoặc súng phun thi công từ 1 đến 3 lớp sơn phủ Acrylic Lacquer hoặc Lotus PUD
- Thời gian khô của mỗi lớp tầm 1-3h. Sử dụng giấy nhám 320/400 chà nhám thật nhẹ bề mặt gỗ dọc theo vân gỗ giữa mỗi lớp để loại bỏ các sợi gỗ trồi lên nếu có (không chà nhám lớp cuối cùng).
- Để khô từ 12-24h trước khi đóng gói.
- Thời gian đưa vào sử dụng sau 24h.
- Thời gian màng sơn hoàn thiện hoàn toàn về độ bám và độ cứng là sau 21 ngày. Do đó, không đặt các vật nặng có khả năng trầy xước cũng như không sử dụng hóa chất tẩy rửa trong quá trình màng sơn đang hoàn thiện.
Bảng màu sơn gỗ công nghiệp
Sử dụng bộ sản phẩm sơn gỗ Lotus áp dụng cho quy trình sơn bệt trong trường hợp này hoàn toàn có thể thay thế cho các sản phẩm sơn PU truyền thống với thời gian rút ngắn hơn nhiều, quy trình đơn giản mà thành phẩm đạt được có tính thẩm mỹ và độ bền không kém. Thêm nữa, các vấn đề và rủi ro liên quan đến mùi hôi, cháy nổ, độc hại đều được loại bỏ phần lớn nếu sử dụng sơn gỗ Lotus.
Nhìn chung quy trình sơn bệt cũng khá tương đồng với các quy trình sơn gỗ hệ nước khác. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sản phẩm hoàn thiện tốt nhất, cần thực hiện đúng quy trình được nêu trên với bộ sản phẩm sơn gỗ hệ nước Lotus. Bất kỳ những cách xử lý khác hoặc sử dụng các sản phẩm nguồn gốc khác có thể ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng thành phẩm.