Sơn lót trong suốt trước khi phun stain tạo màu hay phun stain tạo màu trực tiếp trên bề mặt gỗ rồi phun lót trong suốt sau? Phương pháp nào sẽ mang lại hiệu quả cao nhất?
Nếu thắc mắc này được tham khảo từ các anh em thợ và đơn vị thi công mộc gỗ bằng sơn PU dung môi truyền thống thì thường là lót trước sau đó là tiến hành phun tạo màu sau. Vậy với sản phẩm sơn gỗ hệ nước Lotus thì thi công bước nào trước? Câu trả lời là bước nào trước cũng được. Nhưng để tối ưu về độ thẩm mỹ, thời gian thi công, mỗi loại gỗ và dành cho mỗi hạng mục đặc thù, thì nên lựa chọn quy trình sao cho thích hợp nhất.
Trong phạm vi bài viết này, Sơn Lotus xin phép chia sẻ quý khách hàng hai quy trình với thứ tự khác nhau. Thêm nữa, với mỗi quy trình, sơn Lotus có đề cập và khuyến nghị các loại gỗ, hạng mục ứng dụng cũng như một số đặc điểm của quy trình đó để quý khách hạng dễ dàng lựa chọn.
Những lưu ý khi sử dụng quy trình của Sơn Lotus
Xin nhắc lại là quy trình này được Sơn Lotus tổng hợp và lựa chọn dựa trên việc thử nghiệm tại công ty cũng như đúc kết từ khách hàng. Trên thực tế, quý khách hàng có thể tự trải nghiệm, và kiểm chứng các bước để lựa chọn quy trình tối ưu nhất cho riêng mình.
Quy trình phun stain tạo màu trực tiếp lên gỗ
Khuyến nghị áp dụng
- Loại gỗ: cho hầu hết các loại gỗ, đặt biệt các loại gỗ cứng như gỗ sồi, ash, gỗ óc chó, gỗ dái ngựa, gỗ tràm, cao su…
- Hạng mục: tất cả các hạng mục, đặt biệt các ứng dụng ngoài trời, sàn…
Bước 1: Lau stain trên gỗ
- Sản phẩm sử dụng: Sơn tạo màu gỗ Wood Stain
- Lạu nhẹ và đều một lớp stain trực tiếp bề mặt gỗ, và mục đích cho lớp stain này là thấm vào các chân tim gỗ lớn.
- Công đoạn này vừa giúp làm nổi bậc vân gỗ vừa giúp cho lớp stain phun căng đều màu hơn.
- Sử dụng nhám 400 vuốt nhẹ loại bỏ ít sợi gỗ trồi lên.
Bước 2: Phun stain trực tiếp lên bề mặt gỗ
- Sản phẩm sử dụng: Sơn tạo màu gỗ Wood Stain
- Thi công phun đủ độ dày để sơn có thể tạo màng căng. Không phun quá mỏng dẫn đến màu không đều và không thấm đều vào gỗ. Trong khi đó nếu phun quá dày, dẫn đến lâu khô, màng sơn màu khi không bị mềm, có thể bị nhẵn. Từ đó gián tiếp dẫn đến thời gian đợi khô trước khi tiếp hành bước lót hoặc bóng sẽ lâu hơn.
- Thi công từ 1-3 lớp. Thời gian đợi khô giữa mỗi lớp là 30-60 phút.
- Đợi stain khô trước khi tiến hành lót là 2h-4h.
Bước 3: Lót trong suốt sanding sealer
- Sản phẩm sử dụng: Sơn lót gỗ Lotus Sanding Sealer
- Sử dụng nhám mịn 400 vuốt nhẹ bề mặt đã stain màu. Không vuốt quá mạnh có thể làm bay lớp sơn màu gỗ Wood Stain. Một số trường có thể bỏ giải đoạn vuốt nhám này
- Tiến hành thi công phun 1-2 lớp sơn lót trong suốt Lotus Sanding Sealer.
- Màng sơn thi công ra căng tràn để đảm bảo độ dày đủ lấp các tim gỗ nhỏ và đồng nhất bề mặt gỗ.
- Thời gian đợi khô giữa mỗi lớp là 1h. Chà nhám mịn 320 hoặc 400 ở giữa mỗi lớp.
- Thời gian đợi khô hoàn toàn trước khi xả nhám mịn 400 là 1h-2h.
Bước 4: Sơn phủ trong bóng hoặc mờ
- Sản phẩm sử dụng: Sơn phủ bóng Lotus Acrylic Lacquer
- Tiến hành thi công 1-2 lớp phủ bóng.
- Thi công phun sơn không quá dày. Vừa đủ để màng sơn càng tràn.
- Việc thi công quá dày, khiến cho màng sơn lâu khô, bề mặt có thể khô nhưng bên trong chưa khô. Có thể dẫn đến hiện tượng bị nhăn, chùng màng sơn. Có thể bị thêm hiện tượng sương mù trong màng sơn… Trong khi đó nếu phun quá mỏng, màng sơn không căng, không đủ bóng.
- Thời gian đợi khô trước khi thi công lớp thứ 2 là sau 1h-3h, tùy vào điện kiện thời tiết. Việc thì công quá vội, thì lớp sơn thứ nhất chưa khô, đã phun lớp thứ 2 chồng lên, làm cho màng sơn mềm, có thể bị nhăn…
Lưu ý
- Vì phun trực tiếp stain lên bề mặt gỗ, nên đảm bảo màu thấm sâu vào gỗ hơn, thời gian đợi trước khi phun lót cũng nhanh hơn vì nhanh khô hơn. Các mảng gỗ có mặt dựng đứng cũng không bị tình trạng trượt và chảy sơn stain khi phun màng sơn dày. Tuy nhiên việc phun stain trực tiếp lên gỗ có làm cho sợi gỗ trồi lên, nên việc tiến hành xả nhám mịn đôi khi là cần thiết (vuốt nhẹ), tuy nhiên phải cẩn thận, không chà quá mạnh có thể làm tróc lớp sơn stain.
- Một số trường hợp có thể bỏ bước 1 (lau stain)
Quy trình sơn lót trong suốt trực tiếp trên gỗ trước và stain tạo màu sau
Khuyến nghị áp dụng
- Loại gỗ: cho hầu hết các loại gỗ, đặt biệt là các loại gỗ mềm như thông…
- Hạng mục: hầu hết các hạng mục
Bước 1: Thi công phun 1 lớp sơn lót trong suốt lên gỗ
- Sản phẩm sử dụng: Sơn lót gỗ Lotus Sanding Sealer
- Lớp phun lót không cần quá dày. Đủ căng đều trên bề mặt.
- Sau 1h-2h tiến hành xả nhám để chặt đứt các sợi gỗ trồi lên bằng nhám 320 hoặc 400.
Bước 2: Thi công phun stain tạo màu gỗ
- Sản phẩm sử dụng: Sơn tạo màu gỗ Wood Stain
- Thi công màng sơn ra không quá dày, vì đã có lớp lót từ trước nên nếu quá dày sẽ rất lâu khô và màng sơn màu khi khô không căng và mịn, thậm chí có thể bị mờ. Tuy nhiên độ dày màng sơn khi ướt phải đủ để căng và dàn trải được.
- Thi công từ 1-2 lớp. Thời gian đợi khô giữa mỗi lớp là 60 phút.
- Đợi stain khô trước khi tiến hành sơn lót lại là 4h-6h.
Bước 3: Tiến hành sơn lót lại
- Sử dụng nhám mịn 400 vuốt nhẹ bề mặt đã stain màu. Không vuốt quá mạnh có thể làm bay lớp màu stain. Một số trường có thể bỏ giải đoạn vuốt nhám này.
- Tiến hành thi công phun 1-2 lớp sơn lót trong suốt Lotus Sanding Sealer.
- Màng sơn thi công ra căng tràn để đảm bảo độ dày đủ lấp các tim gỗ nhỏ và đồng nhất bề mặt gỗ.
- Thời gian đợi khô giữa mỗi lớp là 1h. Chà nhám mịn 320 hoặc 400 ở giữa mỗi lớp.
- Thời gian đợi khô hoàn toàn trước khi xả nhám mịn 400 là 1h-2h.
Bước 4: Sơn phủ trong bóng hoặc mờ
- Sản phẩm sử dụng: Sơn phủ bóng Lotus Acrylic Lacquer
- Tiến hành thi công 1-2 lớp phủ bóng.
- Thi công phun sơn không quá dày. Vừa đủ để màng sơn càng tràn.
- Việc thi công quá dày, khiến cho màng sơn lâu khô, bề mặt có thể khô nhưng bên trong chưa khô. Có thể dẫn đến hiện tượng bị nhăn, chùng màng sơn. Có thể bị thêm hiện tượng sương mù trong màng sơn… Trong khi đó nếu phun quá mỏng, màng sơn không căng, không đủ bóng.
- Thời gian đợi khô trước khi thi công lớp thứ 2 là sau 1h-3h, tùy vào điện kiện thời tiết. Việc thì công quá vội, thì lớp sơn thứ nhất chưa khô, đã phun lớp thứ 2 chồng lên, làm cho màng sơn mềm, có thể bị nhăn…
Lưu ý
- Quy trình này có nhiều bước hơn, thời gian khô và đợi khô giữa các bước cũng lâu hơn. Tuy nhiên cũng là quy trình quen thuộc lâu này được các thợ sơn gỗ (dùng sơn PU truyền thống) áp dụng.
- Ngoài ra đặt biệt đối với các loại gỗ mềm, có bề mặt mềm, xốp và mật độ bề mặt không đồng đều, việc lót trước giúp tạo một bề mặt đồng nhất; từ đó giúp lớp stain tạo màu sau khi phun xong sẽ lên màu đều, tránh được các vết đen…
- Lưu ý thêm là có thể bỏ qua bước thứ 3 nếu bề mặt sau khi stain màu đã mịn, không có khiếm khuyết và không còn sợi gỗ trồi lên.
Sơn gỗ nên sơn lót trước hay phun stain tạo màu trước?
Theo kinh nghiệm của chuyên gia, thợ sơn và đơn vị thi công mộc gỗ bằng sơn gỗ PU dung môi truyền thống thì câu trả lời là sơn lót trước và sau đó là tiến hành phun stain tạo màu.