TẠI SAO CHÚNG TA NÊN KHUẤY SƠN TRƯỚC KHI SỬ DỤNG?

Sơn các loại như sơn nhà cửa, sơn gỗ, sơn sắt, sơn kim loại rồi các loại chống thấm…cho dù được sản xuất từ công nghệ gì, phân loại hệ gì (nước, dung môi, dầu…) thì nhà sản xuất đều khuyến cáo chúng ta khuấy sơn thật đều trước khi đi vào sử dụng. Thậm chí một số loại sơn đặt biệt, thậm chí trong quá trình sử dụng, chúng ta cũng phải khuấy lại rồi lại tiếp tục thi công.

Tất cả các thao tác và hành động khuấy đều này đều nhắm một mục đích chính là tạo sự đồng nhất của hỗn hợp sơn từ đó đảm bảo về mặt chất lượng và thẩm mỹ.

Những vấn đề thường gặp khi thi công sơn

Trong một vài trường hợp, vì lý do nào đó mà chúng ta quên mất thao tác khuấy đều này khi mở nắp sản phẩm, mà ngay lập tức sử dụng ngay. Từ đó vô tư dẫn đến nhiều vấn đề rắc rối. Thường gặp như bên dưới:

  • Màu không đều và đồng nhất
  • Sơn có độ bóng mờ không đều
  • Chất lượng màng sơn kém rõ rệt
  • Độ nhớt (lỏng và đặc) thay đổi và không giống nhau trong hủ sơn.

VẬY NGUYÊN NHÂN TẠI SAO LẠI CÓ HIỆN TƯỢNG NÀY? VÀ LÝ DO CHÚNG TA NÊN KHUẤY ĐỀU SƠN TRƯỚC KHI SỬ DỤNG!

TẠI SAO CHÚNG TA NÊN KHUẤY SƠN TRƯỚC KHI SỬ DỤNG?
TẠI SAO CHÚNG TA NÊN KHUẤY SƠN TRƯỚC KHI SỬ DỤNG?

Giải thích

Nếu chúng ta đi vào khía cạnh công thức và thành phần nguyên liệu của sơn, sẽ dễ dàng giải thích nhất cho hiện tượng này.

Thành phần và công thức để làm ra sơn

Dưới đây là những nguyên liệu được sử dụng trong một sản phẩm sơn hệ nước (sơn nội thất, sơn ngoại thất, sơn chống thấm, sơn gỗ Lotus…)

  • Polymer là thành phần chính để tạo màng sơn.
  • Tinh màu
  • Bột độn
  • Nước và trợ tạo màng.
  • Các phụ gia bề mặt như phân tán, thấm ước, phá bọt…
  • Các chất hoạt động bề mặt để tăng độ cứng, kháng nước, chống trầy xước…
  • Chất làm đặc
  • Hóa chất bảo quản…

Tùy vào sản phẩm mà nhà sản xuất sẽ kết hợp với tỉ lệ nhất định các nguyên liệu này với nhau theo một quy trình và thứ tự tối ưu nhất. Một số nguyên liệu như nước, polymer, các phụ gia bề mặt, chất bảo quản…thì hầu như công thức nào cũng phải sử dụng. Các nguyên liệu khác thì tùy vào ứng dụng mà có cho hay không.

Ví dụng sơn phủ bóng gỗ Lotus Acrylic Lacquer thì không cần tinh màu và bột độn nhưng lại chú trọng khai thác lợi ích của các chất hoạt động bề mặt, trong khi sơn màu gỗ như Lotus Wood Stain thì phải có tinh màu…

Như đã đề cập ở trên, vì trong công thức sơn có rất nhiều thành phần nguyên liệu khác nhau, có chất ở thể lỏng, có chất là các hạt màu vô cơ dạng rắn siêu mịn…sẽ có chất hòa tan với nhau, có chất không tan vào nhau…Nên việc để yên sau một khoảng thời gian nhất định, các thành phần này sẽ tách ra nhau theo các lớp…Cũng bởi vậy trong công thức sơn, sẽ có thêm một số phụ gia làm đặc, chống lắng…

Tuy nhiên, cũng tùy vào mục đích sử dụng của sản phẩm mà số lượng cho nhiều hay ít, có nên áp dụng chúng hay không. Nhưng chốt lại thì việc tách ra giữa các nguyên liệu là không tránh khỏi.

GIỜ THÌ MỌI NGƯỜI ĐÃ HIỂU LÝ DO SAO CÁC NHÀ SẢN XUẤT KHUYẾN CÁO LÀ CHÚNG TA PHẢI KHUẤY ĐỀU SẢN PHẨM TRƯỚC KHI SỬ DỤNG RỒI ĐÓ!

Similar Posts